Thứ sáu, 19/04/2024
Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử PHÂN VIỆN KHOA HỌC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MIỀN TRUNG

Tin tức

Đánh giá định lượng rủi ro nghề nghiệp tại cơ sở chế biến thủy sản khu vực Miền Trung

Tóm tắt Báo cáo trình bày nghiên cứu đánh giá định lượng rủi ro nghề nghiệp (RRNN) cho Công ty TNHH Chế biến thủy sản D&N ở khu vực miền Trung. Kết quả đánh giá cho thấy: trong 3 năm (từ 2017 đến 2019), RRNN trung bình tại các phân xưởng sản xuất dao động từ 0,01 đến 0,78. Rủi ro nghề nghiệp trung bình tại nhóm trực tiếp sản xuất (≈0,30) cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng (≈0,05) khẳng định mối quan hệ giữa bệnh tật của người lao động (NLĐ) với việc mất khả năng lao động tạm thời (MKLĐt) ở NLĐ làm việc trong điều kiện lao động (ĐKLĐ) tiềm ẩn những mối nguy khác nhau. Mức RRNN của Công ty trung bình trong 3 năm (từ 2017 đến 2019)xấp xỉ 0,2 ngày công bị mất trong một năm, trên mỗi NLĐ. Trong đó, năm 2019 mức rủi ro cao nhất (0,224) và năm 2018 mức rủi ro này thấp nhất (0,205).

            1. GIỚI THIỆU

Các phương pháp đánh giá rủi ro có thể phân thành ba nhóm: đánh giá định tính, bán định lượng và định lượng [3]. Phân biệt sự khác nhau nằm ở giai đoạn phân tích nguy cơ sẽ sử dụng phương pháp nào. Ngày nay, có nhiều phương pháp định tính và định lượng được sử dụng để xác định mức xác suất và hậu quả, tầm quan trọng và tính ưu tiên của những nguy cơ được phân tích. Việc đánh giá rủi ro sức khỏe nghề nghiệp bằng kỹ thuật nào đi nữa kết quả đánh giá cũng cần thỏa mãn yêu cầu:

– Nhận diện được các mối nguy tại nơi làm việc của người lao động đặc trưng cho từng các doanh nghiệp nghề, cơ sở sản xuất. Mức độ ảnh hưởng của nó tới sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

– Lượng hóa được mức độ RRNN đối với người lao động của doanh nghiệp để từ đó quyết định các giải pháp can thiệp trong quản lý rủi ro. Thông thường, ngay từ đầu quá trình phân tích nguy cơ, phân tích nguy cơ sơ bộ được thực hiện bằng phân tích định tính để hỗ trợ quyết định lựa chọn quy mô phát triển và sự kiểm soát cần thiết. Sau đó, phân tích định lượng tỉ mỉ hơn được sử dụng để quyết định việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng tiền đề cho các sửa đổi cần thiết. Vì vậy, để thỏa mãn được hai yêu cầu nói trên, giai đoạn đầu, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá RRNN định tính (có kết hợp bán định lượng) từ điều kiện làm việc của người lao động. Kết quả đánh giá xác định được mức độ độc hại của điều kiện lao động, nhận diện được tất cả các mối nguy, mức độ rủi ro do các mối nguy gây ra đối với người lao động, sàng lọc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các giải pháp can thiệp quản lý rủi ro. Giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sử dụng phương pháp định lượng để lượng hóa RRNN mà doanh nghiệp phải gánh chịu, những thiệt hại do các mối nguy gây ra với doanh nghiệp, thứ tự các vị trí gây rủi ro để quyết định phân bổ nguồn lực can thiệp phù hợp. Điểm chủ yếu của hai phương này là:

– Phương pháp định tính chủ yếu tập trung vào nguyên nhân gây nên rủi ro. Bao gồm xác định các mối nguy, phân tích mối nguy và ước định rủi ro có thể gặp phải. Phương pháp này kết hợp các số liệu điều tra hồi cứu và các kết quả khảo sát trực tiếp phục vụ cho đánh giá rủi ro – Phương pháp đánh giá rủi ro bán định lượng.

– Phương pháp định lượng chủ yếu tập trung vào hậu quả mà rủi ro đã tác động đến sức khỏe người lao động thể hiện trong việc người lao động mất sức khỏe tạm thời do các mối nguy tại nơi làm việc gây nên. Phương pháp này chủ yếu dựa trên số liệu điều tra hồi cứu trực tiếp về thời gian phải nghỉ lao động (do mất sức khỏe tạm thời) trong năm của người lao động. Từ các mô hình toán học, rủi ro nghề nghiệp của cơ sở sản xuất được xác định dưới hình thức thời gian nghỉ mất đi (nghỉ do mất sức khỏe tạm thời) trong năm, trên mỗi lao động của cơ sở.

Kết quả đánh giá sẽ giúp cơ sở xác định được những thiệt hại do các mối nguy gây ra cho người lao động và quyết định nguồn lực để quản lý rủi ro.

Đánh giá rủi ro nghề nghiệp trong cơ sở chế biến thủy sản bằng phương pháp định tính kết hợp bán định lượng được trình bày trong bài báo trước đây [1]. Bài báo này trình bày kết quả đánh giá rủi ro nghề nghiệp trong cơ sở chế biến thủy sản bằng phương pháp định lượng do TS Đỗ Trần Hải và TSKH. Phạm Quốc Quân đề xuất trên cơ sở phát triển phương pháp đánh giá RRNN đang áp dụng tại CHLB Nga [2].

2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO AT&SKNN TẠI CÔNG TY TNHH CBTP D&N

2.1. Cơ sở lý thuyết phương pháp đánh giá định lượng RRNN:        

Rủi ro nghề nghiệp của cơ sở sản xuất là tổng rủi ro nghề nghiệp của tất cả người lao động (NLĐ) trong cơ sở sản xuất đó. Để đánh giá RRNN của cơ sở sản xuất, người ta còn dùng chỉ số mức độ RRNN. Mức độ RRNN (MRRNN) của một cơ sở sản xuất xác định bằng giá trị trung bình của RRNN tất cả nhân viên và NLĐ trong cơ sở đó. Biểu diễn như sau:

1 011021     (1)

Trong đó: MRRNNCS – là mức độ RRNN của cơ sở sản xuất;

           RRNNCN.i – là RRNN của NLĐ thứ “i”;

N – là tổng số NLĐ trong cơ sở sản xuất tính theo sổ lương.

Trong thực tiễn cho phép số lượng thống kê, đánh giá RRNN không ít hơn 95% tổng số NLĐ của cơ sở.

Cơ sở lý thuyết của phương pháp này dựa trên đánh giá việc mất khả năng lao động tạm thời của người lao động tại nơi làm việc. Mất lao động tạm thời của người lao động là kết quả từ RRNN. Quan hệ giữa bệnh tật của NLĐ và việc mất khả năng lao động tạm thời (MKLĐt) ở NLĐ làm việc trong các ĐKLĐ khác nhau có thể làm căn cứ đánh giá được các thiệt hại liên quan đến RRNN. Từ đó có thể tính toán, phân loại và xây dựng các giải pháp giảm thiểu. Có hai phương pháp xác định rủi ro nghề nghiệp tại cơ cở. Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Trong bài này, chọn phương pháp trực tiếp.

Thời gian MKLĐt được thống kê tại từng vị trí làm việc của cơ sở như sau:

Đối với mỗi công đoạn sản xuất, hoặc các xưởng sản xuất, thực hiện:

– Thống kê số lượng NLĐ, ví dụ là N;

– Thống kê các trường hợp ốm nghỉ việc trong 365 ngày, ví dụ: K trường hợp;

– Thống kê và cộng dồn tất cả số ngày nghỉ việc của K trường hợp nêu trên, ví dụ được D ngày MKLĐt;

– Thiệt hại bằng tiền do số công bị mất do nghỉ ốm gây ra ở mỗi công đoạn, phân xưởng sản xuất gây ra, ví dụ được ??=?∗??.?

Xác xuất mắc bệnh tính theo số liệu thống kê chính là tần suất mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) và bệnh liên quan tới nghề nghiệp. Tần suất này bằng tỷ số giữa tổng số ngày công bị mất do nghỉ ốm và tổng số ngày công danh nghĩa của công đoạn sản xuất:

?(?)?=??(??∗365)                                                                  (2)

Trong đó: ?(?)? – Xác suất mắc BNN và bệnh liên quan tới nghề nghiệp; ??=Σ?????=1; tổng số ngày công bị mất do mắc BNN, bệnh liên quan nghề nghiệp và chấn thương do TNLĐ gây ra trong phân xưởng j; k – là số lượng các loại bệnh tật độc lập, khác nhau mà NLĐ bị mắc trong quá trình làm việc tại phân xưởng thứ j; 365 – là tổng số công lớn nhất trong một năm của mỗi NLĐ. Tổng số ngày nghỉ ốm tính theo lịch nên phân bố xác suất (tần suất) tính cho cả 365 ngày.

Thiệt hại bằng thời gian MKLĐt trung bình trên mỗi trường hợp nghỉ ốm là:

1 011021 1

Sử dụng biểu thức (1) để biểu diễn RRNN trung bình của phân xưởng j ta thu được:

1 011021 2

Chi tiết về phương pháp, tham khảo tài liệu [2].

2.2. Phương pháp điều tra, hồi cứu số liệu sức khỏe người lao động

Công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N đóng tại TP Đà Nẵng. Công ty có một dây chuyền chế biến thủy sản đông lạnh (Fillet; Surimi, tươi sống) và một dây chuyền chế biến có hấp chín. Tại thời điềm khảo sát (từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2019), tổng số công nhân của công ty là 478 người. Trên cơ sở khảo sát dây chuyền công nghệ và những mối nguy xuất hiện trong quá trình sản xuất nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra hồi cứu các số liệu về sức khỏe người lao động tại các bộ phận sản xuất. Để thuận lợi cho việc đánh giá định lượng RRNN tại công ty, nội dung khảo sát chủ yếu tập trung vào tình hình nghỉ làm việc do bệnh tật, tai nạn lao động (TNLĐ) liên quan đến nghề nghiệp của hai nhóm:

Nhóm 1: Người lao động trực tiếp tại các phân xưởng. Nhóm này bao gồm các bộ phận: Tiếp nhận, chế biến, Surimi, hàng chín, vi cá, cấp đông, giặt, vi sinh, vệ sinh, mùa vụ, máy, thành phẩm và KCS.

Nhóm 2: Nhóm đối chứng. Người lao động thuộc các bộ phận không làm việc trực tiếp tại các phân xưởng (phục vụ, hành chính-kỹ thuật).

Số liệu về sức khỏe người lao động được điều tra, hồi cứu trong 3 năm: 2017; 2018; và 2019. Những năm 2020 và 2021, sản xuất bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch COVIS -19 nên các số liệu thống kê bị loại bỏ do không phản ánh chính xác thực trạng về sức khỏe người lao động tại cơ sở.

Thống kê tình hình sức khỏe người lao động ở tất cả các công đoạn của Công ty, dựa vào các nguồn sau:

• Bảng chấm công;

• Bảng chấm ăn ca;

• Bảng theo dõi khám chữa bệnh tại bộ phận Y tế của Công ty;

• Kết quả khám bệnh định kỳ lưu giữ tại Phòng HCTH của Công ty.

Kết quả hồi cứu được tổng hợp thành các bảng số liệu theo các tháng trong năm của từng công đoạn sản xuất. Ví dụ về số liệu hồi cứu sức khỏe NLĐ tại công đoạn Chế biến 1 được trình bày trên Bảng 1.

1 011021 3 1

Ghi chú: L: nghỉ lễ; P: Nghỉ phép; RO: nghỉ việc riêng không lương; VR: Nghỉ việc riêng có lương; TS: thai sản; VS: nghỉ vợ sinh.

            2.3. Kết quả đánh giá định lượng RRNN           

Trên cơ sở các số liệu hồi cứu về sức khỏe người lao động trong 3 năm 2017; 2018 và 2019, sử dụng phương pháp đã trình bày trên đây, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá RRNN tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm D&N. Kết quả đánh giá định lượng rủi ro tại bốn công đoạn (Chế biến 1; 2; 3 và 4) trong năm 2017 được trình bày trên Bảng 2.

Bảng 2: Kết quả đánh giá RRNN tại Công ty TNHH CBTP D&N năm 2017

1 011021 4

Thực hiện tương tự đối với các công đoạn còn lại và cho 3 năm: 2017; 2018 và 2019. Tổng hợp đánh giá RRNN của tất cả các công đoạn được trình bày trên các Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 5:

Bảng 3: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro tại các phân xưởng năm 2017

1 011021 5

Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro tại các phân xưởng năm 2018

1 011021 8

Bảng 5: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro tại các phân xưởng năm 2019

1 011021 9 1

Để tính toán mức RRNN trung bình hàng năm, đưa các số liệu từ các Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 5 vào công thức (1), ta có:

• Năm 2017:

???????=[(21∗0,654)+(20∗0,330)+…+(17∗0,036)]∗(21+20+…+17) = 0,208

• Năm 2018:

???????=[(20∗0,200)+(20∗0,445)+…+(17∗0,016)]∗(20+20+…+17) = 0,205

• Năm 2019:

???????=[(18∗0,269)+(20∗0,477)+…+(17∗0,042)]∗(18+20+…+17) = 0,224

Từ kết quả đánh giá rủi ro có thể nhận thấy trong năm 2017, nguyên nhân dẫn đến tổng thiệt hại (số ngày công MKLĐt trong một năm tính trên một NLĐ) ở các Phân xưởng chế biến – lớn nhất là do bệnh về hô hấp, chấn thương và các bệnh lây lan. Trong khi đó ở các phân xưởng chế biến hàng chín – thiệt hại lớn nhất là do hô hấp và tiêu hóa. Ở nhóm cấp đông, làm việc trong môi trưởng ẩm lạnh, thiệt hại lớn nhất là do bệnh hô hấp, cơ xương khớp. Ở nhóm đối chứng, thiệt hại ở các phân xưởng này thấp hơn nhiều so với các phân xưởng lao động trực tiếp. So với năm 2017, thiệt hại tổng năm 2018 có hơi giảm. Phân xưởng chế biến – thiệt hại lớn nhất là do bệnh liên quan đến phụ nữ, chấn thương và các bệnh lây lan. Ở các phân xưởng chế biến hàng chín – thiệt hại lớn nhất là do bệnh phụ nữ, các bệnh cơ xương khớp. Ở nhóm cấp đông, thiệt hại lớn nhất vẫn do các bệnh hô hấp, bệnh lây lan và cơ xương khớp. Trong năm 2019, thiệt hại tổng có xu hướng tăng nhẹ. Ở các phân xưởng chế biến – thiệt hại lớn nhất là do bệnh về phụ nữ và chấn thương. Ở các phân xưởng chế biến hàng chín – thiệt hại lớn nhất là do hô hấp và tiêu hóa. Ở nhóm cấp đông, thiệt hại lớn nhất là bệnh hô hấp, cơ xương khớp. Ở nhóm đối chứng, thiệt hại lớn nhất là do chấn thương TNLĐ trên đường đến nơi làm việc và các bệnh liên quan đến phụ nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung có thể thấy rằng mức RRNN của công ty trong 3 năm từ 2017 đến 2019 không thay đổi nhiều (xấp xỉ 0,2 ngày công bị mất trong một năm, trên mỗi NLĐ) và thậm chí có chiều hướng gia tăng vào năm cuối. Điều đó cho thấy công tác quản lý nguy cơ tại cơ sở vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Thông qua kết quả đánh giá rủi ro, công ty có thêm các thông tin để có thể điều chỉnh chính sách của mình trong việc quản lý rủi ro tại đơn vị.

   3. KẾT LUẬN

Đánh giá định lượng rủi ro nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất giúp cho các doanh nghiệp có thể lượng hóa được các tổn thất, thiệt hại do rủi ro nghề nghiệp gây ra cho doanh nghiệp. Đánh giá định tính rủi ro nghề nghiệp có thể giúp doanh nghiệp nhận diện được các mối nguy có thể gây rủi ro để từ đó chủ động điều chỉnh chính sách, kỹ thuật, công cụ quản lý rủi ro nhằm khống chế và giảm thiểu thiệt hại. Việc sử dụng các thông số mất khả năng lao động theo thời gian (MKLĐt) làm cơ sở để xác định và phân loại RRNN dù chưa thật đầy đủ về mặt định lượng, nhưng đủ để có thể phân loại RRNN một cách tin cậy, phục vụ cho công tác quản lý chúng. Một trong những nội dung quan trọng của phương pháp định lượng trực tiếp xác định RRNN tại vị trí làm việc được trình bày trên đây là việc thu thập số liệu trực tiếp tại cơ sở sản xuất để tính toán. Kết quả tính toán phụ thuộc vào chất lượng số liệu thực tế thu thập được. Với bề dày số liệu thu thập được trong 3 năm tại cơ sở có thể chưa hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu đánh giá nhưng kết quả đánh giá rủi ro nghề nghiệp thu được cũng phần nào đáp ứng mục tiêu lượng hóa được các thiệt hại do rủi ro gây ra tại tất cả các bộ phận sản xuất cũng như của toàn bộ nhà máy trong thời gian hoạt động vừa qua để từ đó đưa ra những giải pháp quản lý rủi ro thích hợp.

   4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phân Viện Khoa học An toàn VSLĐ và BVMT miền Trung. Nghiên cứu đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung, Báo cáo nhiệm vụ thường xuyên năm 2017, Đà Nẵng.

[2]. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân. Phương pháp xác định rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở cơ sở sản xuất công nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội. (2019).

[3]. Risk Assessment – Qualitative Methods, Institute for Water Resources US Army Corps of Engineers, USA (2012).

Abstract

            The report presents quantitative occupational risk assessment (OR) for D&N Seafood Processing Co., Ltd. in Central Vietnam. The evaluation results show that: in 3 years (from 2017 to 2019), the average OR at the Company ranged from 0.01 to 0.78. The average occupational risk in the studied group (≈0.30) is much higher than the control group (≈0.05), confirming the relationship between the employee’s illness and the temporarily loss of ability to work among employees working in the different conditions of potential hazards. The Company’s averagelost for 3 years (from 2017 to 2019) is approximately 0.2 workdays lost in a year, per employee. In which, in 2019 the highest risk level (0.224), and in 2018 the risk is lower than the whole (0.205).

Nhan Hồng Quang, Phân Viện Khoa học ATVSLĐ và BVMT miền Trung

(Nguồn tin: Vnniosh.vn)

Về trang trước Chia sẻ In trang