Tin tức
Hướng dẫn kiểm tra bình chữa cháy xách tay
1. Phạm vi áp dụng
Hướng dẫn này áp dụng cho việc kiểm tra, bảo dưỡng và thử định kỳ các bình chữa cháy xách tay bình bột và bình CO2
Tài liệu viện dẫn: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 quy định việc kiểm tra, bảo dưỡng và thử định kỳ các bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Tiêu chuẩn việt nam TCVN 7435 – 2:2004 ISO 11602 2 : 2000 phòng cháy, chữa cháy- bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy phần 2: kiểm tra và bảo quả
2. Bình chữa cháy bột
Bình chữa cháy bột là bình chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
Hình 1. Cấu tạo của bình bột chữa cháy
Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
- A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
- B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
- C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.
Ví dụ: Bình chữa cháy ký hiệu MFZ8, trên bình có ghi ABC là bình chữa cháy có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy
2. Bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy CO2 là loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2-790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. Cách sử dụng và thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.
Hình 2. Cấu tạo của bình chữa cháy CO2
Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình. Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy
3. Quy trình kiểm tra
Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ 1 lần/tháng.
Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu.
Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy:
a/ Được đặt đúng vị trí quy định;
b/ Không bị trở ngại và dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng của bình quay ra ngoài;
c/ Hướng dẫn sử dụng rõ ràng;
d/ Niêm phong hoặc bộ phận chèn không vỡ hoặc bị mất;
e/ Còn đầy (bằng cách cân hoặc kiểm tra áp kế)
f/ Không bị hư hỏng, ăn mòn, rỏ rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín;
g/ Nếu đồng hồ đo áp suất, kim của đồng hồ phải ở vị trí hoạt động hoặc nằm trong khoảng hoạt động
Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không đảm bảo đúng các điều kiện được liệt kê trong a/ và b/ phải có hành động chỉnh sửa ngay.
Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nạp lại được nào không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện của c/,d/,e/,f/ hoặc g/ thì phải tiến hành bảo dưỡng theo qui trình thích hợp
Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy bằng bột không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều nào của c/, d/,e/,f/ hoặc g/ thì phải loại bỏ
Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy halon không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện nào của c/, d/,e/,f hoặc g/ thì phải loại bỏ và chất chữa cháy phải được lấy lại hoặc huỷ.
3.1. Kiểm tra bình CO2
Kiểm tra bên ngoài thân bình chữa cháy xem có bị ăn mòn hoặc hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc hư hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ hoặc phải thử thuỷ lực. Nếu bình bị mòn nhiều hoặc có một vài hư hại thì bình phải bị loại bỏ.
Kiểm tra lăng phun và vòi phun (nếu được trang bị) và làm sạch nếu cần thiết. Phải thay thế nếu bị hư hỏng hoặc không ở trạng thái tốt.
Cân bình chữa cháy: so sánh khối lượng cân với khối lượng ban đầu, nếu khối lượng giảm từ 50% thì cần nạp lại bình.
3.2. Kiểm tra bình bột
Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế: Khi bình có kim chỉ báo dưới vạch xanh (kim chỉ vạch đỏ) thì cần phải nạp thêm khí và bột vào bình theo chuẩn
Kiểm tra bên ngoài thân bình chữa cháy xem có bị ăn mòn hoặc hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc hư hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ hoặc phải thử thuỷ lực. Nếu bình bị mòn nhiều hoặc có một vài hư hại thì bình phải bị loại bỏ
Kiểm tra lăng phun và vòi phun (nếu được trang bị) và làm sạch nếu cần thiết. Phải thay thế nếu bị hư hỏng hoặc không ở trạng thái tốt
Kiểm tra bên ngoài chai khí đẩy để phát hiện ăn mòn và hư hại. Nếu chai khí đẩy bị ăn mòn và hư hại thì phải thay mới như khuyến nghị của người sản xuất. Cân chai khí đẩy và kiểm tra
Kiểm tra các vòng đệm, màng ngăn và vòi phun và thay thế nếu bị hư hại hoặc có khuyết tật. Nếu vòi phun được lắp ở đáy bình và màng ngăn được sử dụng thì phải thay.
Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
Kiểm tra bột trong bình để xác định không có dấu hiệu của sự vón cục, đóng cục hoặc vật lạ. Khuấy trộn bột bằng cách lắc và dốc ngược bình, nhưng phải tránh làm tràn. Nếu có dấu hiệu vón cục, đóng cục hoặc có vật lạ, nếu không phun được hoặc có bất kỳ trở ngại nào, phải thay tất cả bột chữa cháy và nạp lại bình bằng bột chữa cháy của người sản xuất
Hình 3. Các vị trí kiểm tra trên bình chữa cháy