Thứ năm, 28/11/2024
Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử PHÂN VIỆN KHOA HỌC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MIỀN TRUNG

Tin tức

Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động

An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…

Ngày 30/10, Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao kiến thức, giải pháp, chế độ chính sách cho các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm trong môi trường lao động trong giai đoạn hiện nay”.9917 1730276243 lhhvn 30 10 24 11 1024x561 1

Chủ trì hội thảo

Tham dự và chủ trì hội thảo có Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Quang Thao; Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam Lê Vân Trình; Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Thanh Tùng.

9917 1730276243 lhhvn 30 10 24 12 1024x682 1

Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Quang Thao phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Quang Thao cho biết, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của công nghệ khiến cho các phương thức sản xuất cũng có nhiều thay đổi, do đó việc đánh giá, phân loại công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm cũng khác trước.  Điều này có vai trò quan trọng, làm căn cứ thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, phụ cấp lương, bồi dưỡng bằng hiện vật…

Lĩnh vực an toàn lao động và chế độ chế độ chính sách cho người lao động, cho các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm từ lâu đã được Nhà nước quan tâm. Hội thảo hôm nay không chỉ là dịp để các chuyên gia phổ biến kiến thức mà còn là dịp để các tri thức khoa học dưới mái nhà chung Liên hiệp Hội cùng nhau trao đổi và làm rõ các câu hỏi, đề xuất những giải pháp đặc sắc liên quan đến các chế độ chính sách cho người lao động và nghề nghiệp… Ông Phạm Quang Thao nói.

9917 1730276242 lhhvn 30 10 24 13 1024x683 1

Viện trưởng Viện khoa học An toàn vệ sinh lao động Việt Nam Nguyễn Anh Thơ phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, Viện trưởng Viện khoa học An toàn vệ sinh lao động Việt Nam Nguyễn Anh Thơ bảy tỏ, căng thẳng trong lao động là một vấn đề đang gia tăng trên toàn thế giới, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp (DN). Căng thẳng liên quan đến công việc phát sinh khi nhu cầu công việc ở nhiều loại và kết hợp khác nhau vượt quá khả năng và khả năng ứng phó của một người. Căng thẳng tâm lý liên quan đến công việc là bệnh tật, thương tích là bệnh nghề nghiệp được bồi thường phổ biến thứ hai ở Bắc Mỹ, Australia, sau các rối loạn cơ xương.

Trong lĩnh vực khai thác mỏ, một bộ phận đáng kể NLĐ đang phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng và rủi ro tại nơi làm việc. Các nghiên cứu đưa ra cho thấy lao động khai thác mỏ có nhiều nguy cơ rủi ro cao, như: môi trường làm việc nguy hiểm, cháy, nổ, sập hầm lò; cường độ lao động, làm việc theo ca; xung đột công việc – gia đình; rủi ro tâm lý xã hội tại nơi làm việc, lạm dụng chất gây nghiện, tâm lý… Vì thế, rất cần có nghiên cứu sâu về vấn đề căng thẳng tâm lý lao động trong hầm lò. Vì căng thẳng tâm lý là một nguy cơ rủi ro ẩn, nó không gây tai nạn hay bệnh tật ngay, mà diễn biến từ từ làm suy giảm sức khoẻ NLĐ, dẫn đến một số bệnh lý và ảnh hưởng đến chất lượng lao động cũng như chất lượng sống của NLĐ.

9917 1730276242 lhhvn 30 10 24 14 1024x683 1

Đại diện Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bà Nguyễn Thị Hải Hà phát biểu tại hội thảo

Đại diện Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bà Nguyễn Thị Hải Hà cho hay, việc xây dựng danh mục nghề nghiệp nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm trên thế giới cho thấy mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau trong việc đánh giá và xác định các nghề nghiệp có nguy cơ cao cho sức khỏe và an toàn của người lao động.

Theo quy định của Hàn Quốc, các chỉ số môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép không được coi là một yếu tố yếu tố trong đánh giá mức độ nguy hiểm của công việc, bởi vì bất kỳ phân xưởng sản xuất nào có môi trường yếu tố trường vượt ngưỡng cho phép sẽ không được phép hoạt động. Điều này giúp đảm bảo rằng môi trường làm việc phải được bổ sung tiêu chuẩn an toàn cao ngay từ đầu. Thay vào đó, Hàn Quốc xác định độ nặng đột phá, độc hại và nguy hiểm của một ngành nghề chủ yếu dựa trên hai yếu tố chính: gánh nặng thể lực và gánh nặng tâm lý, mà người ta đưa vào đại lượng đánh giá là Stress nghề nghiệp. Hàn Quốc đã phát triển một công cụ đo Stress nghề nghiệp được cấu thành bởi 43 mục câu hỏi, trong đó có các câu hỏi để đánh giá các yếu tố Stress nghề nghiệp chung và phổ biến. Ngoài ra, công cụ đo Stress nghề nghiệp được cấu thành bởi 8 yếu tố: Môi trường vật lý; yêu cầu công việc; tự chủ công việc; tính ổn định của công việc; mâu thuẫn trong các mối quan hệ; hệ thống tổ chức; tính thỏa đáng của đãi ngộ; văn hóa doanh nghiệp.

9917 1730276242 lhhvn 30 10 24 15 1024x683 1

Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường Nguyễn Đình Trung phát biểu tại hội thảo

Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường Nguyễn Đình Trung chia sẻ, nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi silic là do tiếp xúc với bụi silic trong môi trường làm việc; đây là bệnh xơ hóa phổi không hồi phục và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, viêm khớp, bệnh tăng huyết áp phổi, và ngay cả ung thư phổi. Sau nhiều năm tiếp xúc với bụi silic, người bệnh có các tổn thương phổi rõ ràng. Theo thời gian, những tinh thể silic này sẽ tích tụ trong phổi và đường thở của người bệnh. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị khó thở, suy hô hấp, ở mức độ nặng có thể tử vong.

Bệnh bụi phổi silic nếu phát hiện muộn thì nguy cơ tử vong cao. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 35 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2011, tổng số bệnh nghề nghiệp mắc của Việt Nam là 27.246 trường hợp, trong đó bệnh bụi phổi silic chiếm tới 74,4%. Tại thời điểm hiện tại sức khỏe của người lao động trong ngành chế biến đá còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm, rất nhiều doanh nghiệp chế biến đá hiện nay chưa thực hiện quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Do đó, cần nhanh chóng áp dụng việc phân loại sao cho phù hợp vào yếu tố gây hại và hậu quả đối với lĩnh vực này.

9917 1730276242 lhhvn 30 10 24 16 1024x683 1

Phó Giám đốc Trung Tâm Bảo hộ lao động và Bảo vệ Môi trường Nguyễn Quốc Hoàn phát biểu tại hội thảo

Phó Giám đốc Trung Tâm Bảo hộ lao động và Bảo vệ Môi trường Nguyễn Quốc Hoàn cho rằng không chỉ những người lao động làm việc trong nhà xưởng sản xuất mới có các yếu tố nặng nhọc, độc hại tác động tới sức khoẻ, mà những người làm việc trong văn phòng cũng chịu một số tác động có hại. Hội chứng bệnh nhà kín (SBS) của người làm việc và sinh sống trong không gian kín phổ biến là: vấn đề về hô hấp; kích ứng da và mắt; mệt mỏi; đau đầu và chóng mặt; mất tập trung và suy giảm trí nhớ; triệu chứng liên quan đến dị ứng. Các công bố nghiên cứu khoa học đã chứng minh mối liên hệ giữa chất lượng không khí trong nhà với các triệu chứng SBS. Yếu tố hóa học, hạt vật chất, yếu tố vật lý, sinh học trong không khí trong nhà và đặc điểm con người sinh sống và làm việc trong không gian kín đó là những nguyên nhân gây ra triệu chứng SBS.

Giải pháp giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng bệnh nhà kín thường bao gồm sự kết hợp của những giải pháp sau: Loại bỏ hoặc thay đổi nguồn ô nhiễm, tăng tỷ lệ thông gió và sơ đồ tổ chức thông gió, lắp đặt các thiết bị lọc không khí, giáo dục và truyền thông để nâng cao nhận thức về SBS.

9917 1730276242 lhhvn 30 10 24 17 1024x683 1

Phân Viện trưởng Phân viện An toàn vệ sinh lao động Đà Nẵng Lê Minh Đức phát biểu tại hội thảo

Đến từ Đà Nẵng, Phân Viện trưởng Phân viện An toàn vệ sinh lao động Đà Nẵng Lê Minh Đức nhận định, an toàn vệ sinh lao động đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển một cách bền vững cho nền kinh tế, xã hội và môi trường. Điều kiện lao động (ĐKLĐ) không tốt đã là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tai nạn lao đông, tổn hại sức khỏe của hàng trăm triệu người lao động mỗi năm, làm giảm sút khả năng lao động, ảnh hường đến sức khỏe giống nòi và gây nên một sự thiệt hại to lớn về kinh tế, môi trường.

PGS. TS Lê Minh Đức kiến nghị, cần có phương pháp thống nhất để đánh giá, phân loại theo ĐKLĐ, từ đó phân loại lao động theo ĐKLĐ phản ánh được mức độ nặng nhọc, độc hai, nguy hiểm của một vị trí công việc cụ thể; thực hiện, triển khai nghiên cứu văn hóa an toàn tại cơ sở. ATVSLĐ là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện ĐKLĐ là yếu tố mấu chốt, then chốt trong giảm dần gánh nặng, độc hại của môi trường làm việc cho NLĐ, cùng với đó cần nâng cao nhận thức cho người lao động về ATVSLĐ: tuyên truyền, huấn luyện, giải pháp quản lý tốt, ứng dụng công nghệ 4.0, AI để tăng cường giám sát, quản lý.

9917 1730276242 lhhvn 30 10 24 18 1024x647 1

Phó khoa ATLĐ và SKNN, Đại học Công đoàn Đỗ Thị Lan Chi phát biểu tại hội thảo

Cũng tại hội thảo, theo Phó khoa ATLĐ và SKNN, Đại học Công đoàn Đỗ Thị Lan Chi, điện là ngành công nghiệp cơ bản quan trọng đối với nền kinh tế và sự phát triển xã hội của đất nước. Trong suốt quá trình phát triển điện trên toàn thế giới, mỗi quốc gia đang dần thiết lập hệ thống quản lý điện phù hợp với điều kiện quốc gia. Truyền tải điện là một trong 11 ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội. Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của ngành điện, việc đảm bảo an toàn trong quá trình truyền tải điện trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Để tránh sự cố lặp lại và phòng ngừa rủi ro mất an toàn lao động trong quá trình truyển tải điện, Bà  Đỗ Thị Lan Chi nhấn mạnh cần tập trung vào công tác kiểm tra giám sát ghi âm thao tác của các truyền tải điện, kiểm tra đảm bảo các phiếu công tác được ghi và thực hiện đúng đủ theo quy định; lắp đặt cảm biến để phát hiện rò rỉ điện, nhiệt độ cao hoặc sự cố khác, từ đó cảnh báo kịp thời để bảo vệ công nhân và thiết bị; kiểm soát tốt công tác quản lý phòng cháy chữa cháy tại từng cơ sở, kịp thời giải quyết xử lý các tồn tại, khiếm khuyết thiết bị, không để xảy ra sự cố cháy nổ. Bên cạnh đó, các đơn vị cần hành động quyết liệt trong công tác quản lý, chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị trong vận hành sửa chữa đồng thời nâng cao ý thức người lao động trong lĩnh vực an toàn…

PV.

Nguồn: Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Về trang trước Chia sẻ In trang